Có hàng trăm hàng ngàn cách đối nhân xử thế để chúng ta có những mối quan hệ tuyệt vời trong cuộc sống. Nhưng có một quy tắc quan trọng trong đối nhân xử thế: lấy chân thành làm gốc, quy tắc này chúng ta nhất định không thể quên, bởi những gì đến từ tâm thì sẽ chạm đến tâm.
Tại sao đối nhân xử thế lấy chân thành làm gốc lại là một quy tắc quan trọng?
Trong các mối quan hệ giữa người với nhau, chúng ta đều muốn rút ngắn khoảng cách để trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Làm sao ứng xử cho phải, cho hợp lý hợp tình là chuyện điều chúng ta luôn băn khoăn trong mỗi cuộc giao tiếp.
Mỗi người khi giao tiếp đều có bản năng phòng ngự nhất định, không phải ai cũng thoải mái ngay từ lần giao tiếp đầu tiên. Để có được một mối quan hệ tâm giao thì chúng ta bắt buộc phải thể hiện con người thật của mình.
Trong những mối quan hệ thân thiết, để giữ gìn bền lâu thì chúng ta cũng nên trao đi bằng cả tấm lòng, phải biết trân quý và thực sự chân thành trong mối quan hệ đó. Sự chân thành gắn kết chúng ta lại với nhau bền chặt hơn, không phải vật chất, không phải sự lộng lẫy xa hoa.
Sống trong cuộc đời dù là ai đi nữa, thiên tài quý tộc hay cao nhân thế ngoại cũng không thể cô lập tách khỏi thân nhân, bạn bè và xã hội. Càng đối xử hết lòng với những người xung quanh thì càng có nhiều mối quan hệ thật tâm, không vụ lợi.
Thế để thấy, đối nhân xử thế lấy chân thành làm gốc chính là điều cốt lõi, chỉ có từ chân thành ta mới mong cầu đạt được những điều khác.
Đối nhân xử thế lấy chân thành làm gốc: cho đi chân thành ắt nhận lại chân tâm
Nhiều người vẫn luôn lo ngại rằng liệu mình đối xử với người khác bằng cả trái tim thì liệu mình có nhận lại được điều gì tương tự như vậy không. Chưa chắc rằng những gì bạn cho đi bạn sẽ nhận lại hoàn toàn như vậy. Nhưng nếu cứ toan tính thiệt hơn, liệu bạn còn thực sự đang chân thành với những gì mình thực hiện?
Cuộc sống vốn dĩ công bằng, những gì bạn mang đến cho người khác không chỉ là sự cho đi, mà nó đã là sự nhận lại rồi.
Nhưng cũng không nên chỉ nhận sự chân thành từ người khác mà không cho đi, như vậy có thể khiến niềm tin tan vỡ, ta chỉ như kẻ đang lợi dụng tấm chân tình của người khác chứ không hiểu rõ giá trị cốt lõi của nó. Điều mà chúng ta không muốn người khác thực hiện với mình thì chính chúng ta phải không làm nó trước đã.
Chân thành chính là chìa khóa mở cánh cửa tới trái tim, là gốc rễ trong đối nhân xử thế để mối quan hệ bền vững. Dù có khéo léo đến đâu, cũng không nên giả dối, cái giả dối chỉ là nhất thời, chỉ có sự chân thành còn lại mãi mãi.
Đối nhân xử thế lấy chân thành là gốc chính là bài học được rút ra từ phép đối nhân xử thế tự cổ chí kim, chiêm nghiệm qua bao đời bao kiếp. Đọc qua những bộ sách như Cổ học tinh hoa, Trí tuệ của người xưa, Đạo lý người xưa,… đều thấy đạo lý này hiển hiện. Há gì chúng ta lại chẳng làm theo?