Nguyễn Khải – Nhà văn nhận 2 điểm tự phê bình văn mình

Đối với một tác phẩm văn học, không phải độc giả nào cũng có cảm thụ giống nhau. Chính vì vậy, tác giả Nguyễn Khải đã trở thành “nhà văn nhận 2 điểm tự phê bình văn mình”. Câu chuyện dở khóc dở cười này xảy ra khi ông làm bài phân tích tác phẩm Mùa lạc giúp con trai. Thế mới nói, văn học là không có giới hạn. 

Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Khải

Nhà văn Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải (1930 -2008). Ông tham gia kháng chiến năm 1947 và giữ vai trò phóng viên từ 1951 đến 1955. Từ năm 1955, ông là phóng viên, biên tập, nhà sáng tác cho tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. 

Chân dung nhà văn Nguyễn Khải

Bắt đầu viết văn từ những năm 1950, nhà văn Nguyễn Khải được biết đến với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Tác phẩm giúp tên tuổi của ông được chú ý đó là tiểu thuyết Xung đột. Ngoài ra, ông còn nhiều tác phẩm nổi tiếng như Mùa lạc, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người,… Trong đó, Mùa lạc được chú ý hơn cả. Đặc biệt, truyện còn giúp nhà văn nhận 2 điểm tự phê bình văn mình từ cô giáo của con mình.

Mùa lạc – tác phẩm khiến “nhà văn nhận 2 điểm tự phê bình văn mình”

Mùa lạc là truyện ngắn trong tập truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Khải. Truyện khắc họa hình ảnh lao động hăng say của bộ đội và nhân dân miền Bắc sau chiến tranh. Trong muôn vàn khó khăn, gian khổ thì cuối cùng mùa lạc, mùa của niềm vui, của sự sống cũng đến. Tác phẩm đề cao lao động, đề cao sự đoàn kết, gắn bó giữa các tầng lớp trong xã hội. Tất cả thể hiện qua sự gắn kết giữa quân và dân, qua tình yêu của Đào, của Huân. Mùa xuân, “Đào” nở, căng tràn nhựa sống, xóa mờ đi những vết thương do chiến tranh để lại. Mà đại diện là Huân – người có công giúp bảo vệ bờ cõi và giờ đây là tham gia kiến thiết đất nước. 

Mùa lạc – tác phẩm khiến nhà văn Nguyễn Khải “nhận 2 điểm”

Đây chỉ là khái quát tác phẩm, còn hiểu sâu hơn thì hẳn bạn đọc cần phải tự cảm nhận. Bởi chính tác giả khi phân tích tác phẩm của mình còn phải nhận về danh hiệu “nhà văn nhận 2 điểm tự phê bình văn mình”. Kèm với điểm, cô giáo còn phê hẳn một câu” Lạc đề. Em không hiểu ý tác giả”. Đây cũng là câu chuyện vui được cố nhà văn kể lại nhiều lần. 

Văn học là vô tận và bản chất của việc dạy – học văn

Nguyễn Khải kể chuyện “nhà văn nhận 2 điểm tự phê bình văn mình” để ta cùng suy ngẫm. Đây chỉ là câu chuyện vui nhưng lại làm nổi bật thực trạng dạy và học ngữ văn hiện nay. Học sinh chỉ cần ê a học thuộc theo những khuôn mẫu có sẵn. Chỉ cần làm sai dàn ý đã đưa ra, thì các em sẽ bị phê bình, bị điểm kém.

Việc dạy và học không nên chỉ dựa theo khuôn mẫu, học sinh cần được tự do sáng tạo

Ở đây, không phải tác giả phân tích sai “con đẻ” của chính mình. Chẳng qua, thế giới của văn học quá rộng lớn và trí tưởng tượng của con người là vô hạn. Đọc một tác phẩm, mỗi người sẽ có những cảm thụ khác nhau. Hãy đọc và tự cảm nhận cho riêng mình. 

Câu chuyện “nhà văn nhận 2 điểm tự phê bình văn mình” khiến ta phải soi lại bản thân mình. Ta cần nhìn nhận đúng về bản chất của văn học. Đừng gò bó nó trong một khuôn mẫu nào cả. Chỉ có như vậy, văn học mới ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn. 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận