Dấu ấn của những kiệt tác văn học Việt Nam thời Đổi mới

Từ hơn 30 năm trước, đất nước ta bước vào giai đoạn mới, thay đổi trên nhiều phương diện. Trong đó, nền văn học cũng có nhiều chuyển biến. Nhiều tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc và đã trở thành kiệt tác văn học Việt Nam thời Đổi mới. Mời bạn đọc tham khảo một số tác phẩm sau:

Mùa lạc

Mùa Lạc là một kiệt tác văn học Việt Nam thời Đổi mới. Bối cảnh truyện là chiến trường Điện Biên sau chiến tranh vào những năm 1960. Ở đây quân và dân ta đang tăng gia sản xuất, cùng đất nước vực dậy từ đống đổ nát. Truyện xoay quanh hai nhân vật là Đào và Huân. Đào là một góa phụ tha hương, Huân là người lính đã trải qua bao đau thương nơi chiến trường. Họ gặp nhau, yêu nhau và cùng những người lao động ở đây xây dựng một cuộc sống mới. Tác phẩm đề cao khát vọng tự do và sự đoàn kết, vượt lên số phận của dân tộc ta thời bấy giờ.    

Mùa lạc – Một trong những kiệt tác văn học Việt Nam thời Đổi mới

Thời xa vắng

Tác phẩm thể hiện nội tâm dằn xé của những con người trong giai đoạn sau chiến tranh. Dù đất nước đã tự do nhưng con người dường như vẫn bị giam cầm bởi những chuẩn mực. Nhân vật đại diện là chàng thanh niên Giang Minh Sài. Từ nhỏ anh đã không được tự do làm theo ý mình. Anh bị ép cưới người vợ mình không hề yêu và cũng không dám mạnh mẽ đấu tranh để giành lấy tình yêu. Sài là một ví dụ điển hình cho người dân của ta ở thời kỳ bấy giờ. Họ ép mình sống trong cái lồng của sĩ diện, định kiến và những phong tục lỗi thời. 

Mùa lá rụng trong vườn

Mùa lá rụng trong vườn là một áng văn để lại nhiều dấu ấn trong nền văn học Việt. Đó là một kiệt tác văn học Việt Nam thời Đổi mới. Tác phẩm là những trăn trở của nhà văn Ma Văn Kháng về thời cuộc. Giai đoạn này đất nước đang trong thời kỳ chuyển mình. Vì vậy, nền văn hóa cũng đang giao thoa giữa cái cũ và cái mới. Lúc này, những giá trị truyền thống đang dần hòa vào những sân si, xoay vần với thời cuộc. Tuy nhiên, sau tất cả thì gia đình, tình thương của con người là bất biến. Và những điều tốt đẹp sẽ luôn luôn tồn tại. 

Mùa lá rụng trong vườn – Áng văn đầy trăn trở trước thời cuộc

Những bức tường lửa

Đây là một cuốn sách của nhà văn Khuất Quang Thụy. Ông sáng tác nhằm hưởng ứng cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết đề tài chiến tranh của Bộ Quốc Phòng. Tác phẩm kể về những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi với lý tưởng bảo vệ Tổ quốc. Họ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ bờ cõi. Qua tác phẩm, tác giả muốn độc giả hiểu rõ hơn về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chỉ cần có tình yêu đất nước, thì mọi khó khăn đều sẽ vượt qua, mọi kẻ thù sẽ bị tiêu diệt.

Người và xe chạy dưới ánh trăng

Người và xe chạy dưới ánh trăng viết về thực tại xã hội sau khi vừa dứt tiếng súng. Khi đó đất nước vừa trải qua bom đạn và người dân vẫn đang phải gánh chịu những khổ đau. Tuy vậy, mục đích cuối mà tác giả muốn hướng đến đó là niềm hy vọng. Xe và người bỏ lại đằng sau những lo âu để tiến về phía trước. Hình ảnh này thể hiện sự khát khao về một tương lai tươi sáng của thế hệ trẻ. Tác phẩm chính là một kiệt tác văn học Việt Nam thời Đổi mới mà người trẻ nên đọc.

Người và xe chạy dưới ánh trăng tái hiện một xã hội hậu chiến tranh chân thực

Những kiệt tác văn học Việt Nam thời Đổi mới đã gây tiếng vang một thời. Đọc các tác phẩm, ta hiểu thêm về những năm tháng gian khổ cùng hành trình từng bước đổi mới đất nước.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận