Sau chiến tranh kháng chiến chống Pháp, đất nước ta chia cắt hai miền. Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương cho miền Nam chiến đấu chống Mỹ. Hòa chung không khí lao động hăng say của quân dân miền Bắc, Nguyễn Khải đã cho ra đời tập truyện ngắn Mùa lạc. Trong đó, truyện ngắn “Mùa lạc” là tác phẩm được chú ý nhất.
Nội dung bài viết
Bức tranh lao động hăng say và hạnh phúc của quân dân ta
Năm 1954, sau ký kết Hiệp định Genève, miền Nam nước ta tạm thời bị Mỹ lấy làm thuộc địa. Trong bối cảnh ấy, miền Bắc đã đề ra những kế hoạch phát triển kinh tế – văn hóa, tạo tiền đề thống nhất đất nước. Năm 1958, cuộc vận động người thân đi kinh tế Tây Bắc của các chiến sĩ bắt đầu. Hưởng ứng lời vận động, hàng nghìn thanh niên sẵn sàng rời xa lũy tre làng. Họ đến vùng đất mới, khai khẩn đất hoang, biến những vùng đất khô cằn trở nên màu mỡ. Tuy vất vả nhưng quân và dân luôn đồng lòng, dốc hết sức mình để kiến thiết đất nước. Hình ảnh này được thể hiện rất sắc nét dưới ngòi bút của tác giả trong Mùa lạc.
Ý nghĩa sau những cái tên trong Mùa lạc
Truyện ngắn Mùa lạc xoay quanh hai nhân vật là Đào và Huân. Tuy chỉ là hai cái tên bình thường, nhưng lại mang nhiều ý nghĩa biểu trưng.
Đào là một cô gái lớn tuổi, mất chồng mất con. Cô một mình nơi xứ người, không còn xuân sắc, tuổi trẻ. Cô đã trải qua những tháng ngày lấy bốn bể là nhà. Cuối cùng, cô chọn dừng chân tại Điện Biên với sự tủi hờn và ghen tị với người khác. Cô sống vô cùng liều lĩnh và táo bạo. Tuy nhiên, dưới sự gắn kết của tình đồng bào đồng chí, cùng tình yêu đã khiến Đào thay đổi. Những hạnh phúc đã mất từ lâu, cô lại tìm được trên chính mảnh đất đầy bom đạn này. Tác giả muốn lấy câu chuyện của Đào để ví như mùa xuân. Mùa xuân hoa “Đào” nở, vạn vật được hồi sinh.
Cái tên Huân cũng là sự dụng tâm của tác giả. Huân không chỉ là tên, mà “Huân” còn có nghĩa là công lao. Đúng vậy, trong câu chuyện Huân là chiến sĩ trở về trên chiến trường. Là người lính, anh từng trải qua hết thảy những khổ đau, mất mát cả thể xác lẫn tinh thần. Giờ đây, chính trên chiến trường cũ, anh làm việc hăng say và ngạc nhiên trước những đổi thay của nơi đây. Cả vùng đất từng bị tàn phá bởi bom đạn giờ được phủ xanh bởi những nông trường. Màu xanh của sự sống nơi đây đã tưới mát tâm hồn anh, xóa dần những vết thương cũ.
Sự sống nảy mầm mạnh mẽ
Dưới bàn tay của những con người như Đào, Huân,… Điện Biên đã sống lại. Từ một vùng đất bị tàn phá bởi chiến tranh, giờ đây khắp nơi nơi đều căng tràn nhựa sống. Màu xanh của hoa màu, lương thực khiến con người ta phấn khởi. Tuy đã có nhiều khó khăn, nhưng chính sự đoàn kết dân tộc đã tạo nên sức mạnh phi thường. Thông qua sự hồi sinh của Điện Biên, Mùa lạc như muốn khẳng định rằng: Chỉ cần đồng tâm hiệp lực thì ngày thống nhất đất nước sẽ không xa nữa.
Tác phẩm Mùa lạc đã cho ta thấy được sức mạnh của sự đoàn kết. Truyện giúp ta thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước hơn. Giúp ta biết trân quý, giữ gìn bờ cõi mà ông cha ta đã bảo vệ bằng mạng sống.