Thời xa vắng – Dấu ấn văn học Việt Nam thế kỷ 20

Lê Lựu là một nhà văn nổi tiếng ở thế kỷ 20. Sáng tác của ông chủ yếu viết về nông thôn Việt Nam và về người lính thời kỳ kháng chiến. Một trong những tác phẩm tạo được dấu ấn mạnh mẽ nhất của ông đó là Thời xa vắng.

Bước ngoặt lớn của văn học Việt thời Đổi mới

Tác phẩm Thời xa vắng được nhà văn Lê Lựu sáng tác năm 1986. Đây được xem là mốc thời gian bắt đầu của thời kỳ đổi mới đất nước. Theo các nhà phê bình văn học, từ sau năm 1945 văn học Việt Nam không có nhiều thay đổi. Các nhà văn chủ yếu sáng tác xoay quanh đề tài chiến tranh và lý tưởng Cách mạng. Tuyến nhân vật được xây dựng chủ yếu là tập thể, không có đặc trưng và cá tính riêng. Chính vì vậy, Thời xa vắng ra đời được xem như một bước ngoặt lớn. Nó đánh dấu bước chuyển mình của cả một nền văn học. 

Thời xa vắng là tác phẩm đánh dấu sự chuyển mình của văn học thời Đổi Mới

Lấy bối cảnh là thời bao cấp, tác giả đã thành công khắc họa hình ảnh người nông dân Giang Minh Sài. Đây là một nhân vật cụ thể với cuộc đời đầy rẫy những bi kịch. Và Sài cũng là đại diện cho biết bao người nông dân của xã hội lúc bấy giờ.

Thời xa vắng – Con người tự giam hãm trong cái lồng tư tưởng

Thời xa vắng kể về cuộc đời của anh thanh niên Giang Minh Sài. Như bao người trẻ cùng thời, anh sống không mấy vui vẻ và bị gò bó bởi nhiều thứ. Lúc trẻ, Sài bị bố mẹ ép lấy một người mình không hề yêu mà không dám phản đối. Sau này anh cũng không dám đấu tranh khi gặp được tình yêu, đành phải vào chiến trường để trốn tránh. Ở đây, anh cũng bị quản lý, kìm kẹp sát sao nên không thể có tự do. Hòa bình trở lại, anh ly hôn với vợ và cưới người yêu thứ 2. Anh làm mọi việc để nuôi gia đình. Nhưng sự thật trớ trêu khi anh phát hiện mình chỉ là kẻ “đổ vỏ” cho người khác.

Cuộc đời bi kịch của Sài – Thời xa vắng chính là bi kịch của con người trong xã hội cũ

Cuộc đời đầy bi kịch và chịu đựng của Sài như nói lên thực trạng của xã hội cũ. Ở xã hội đó, con người sống tù túng cả về vật chất lẫn tinh thần. Từ khi sinh ra, họ đã bị ràng buộc bởi những định kiến, những lề thói, quy tắc lạc hậu. Mặc khác, xã hội bao cấp khiến con người ta sống ì ạch, trì trệ. Họ không thể tự thân vận động mà chỉ chờ để làm thuê cho người khác. Họ tự đóng khung mình trong cái lồng chật hẹp của sĩ diện và những phong tục cũ.

Điểm sáng trong kết cục của tác phẩm

Sau khi trải qua nhiều biến cố, Sài mới nhận ra những sai lầm trong cách sống của mình. Anh và những người cùng thời đã sống quá vật vã, quá chán nản. Dù có tài, có khát vọng nhưng anh lại không dám thể hiện nó ra bên ngoài. Sau khi hiểu ra, anh đã bỏ hết tất cả để quay lại làng Hạ – nơi mình được sinh ra. Bằng sự thông minh, giỏi giang vốn có của mình, anh cố gắng giúp làng phát triển. Hành động của Sài chính là điểm sáng trong kết cục của tác phẩm Thời xa vắng. Chỉ khi dám đấu tranh và không ngại thay đổi thì anh mới có cơ hội nhận được những điều tốt đẹp. 

Thời xa vắng là một trong các tác phẩm tiêu biểu của cố nhà văn Lê Lựu

Thời xa vắng là cuốn tiểu thuyết có giá trị cả về tính nghệ thuật và về nội dung. Qua tác phẩm, ta phần nào hiểu được cuộc sống của người dân thời bao cấp. Cũng nhờ nó, ta thấy được tầm quan trọng khi làm chủ cuộc đời mình trong mọi hoàn cảnh. 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận