fbpx

Bài học về “đạo trung dung” qua cuốn sách Cổ học tinh hoa

Đạo trung dung là một trong những đạo làm người từ xa xưa đến nay mà ta cần phải học tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về nó. Vậy, ta hãy cùng tìm hiểu để biết thêm về trung dung qua tác phẩm Cổ học tinh hoa nhé. 

Thế nào là đạo trung dung?

Đạo trung dung là tiêu chuẩn để rèn luyện đạo đức của người quân tử theo Nho học. Nó bắt nguồn từ sách Trung Dung của ông Tử Tư – cháu nội ông Khổng Tử. Trung có nghĩa là không mang theo tư tưởng tình cảm cá nhân để làm việc. Còn khi mang theo tư tưởng, tình cảm cá nhân để làm việc ở mức độ phù hợp gọi là hòa ( dung). Còn về “đạo”, đó là cái không thể rời xa đối với mỗi người. Nếu như rời xa thì sẽ không còn là đạo nữa. Ý nghĩa của đạo này chính là muốn con người phải tu dưỡng tâm tính. Theo đó, khi làm bất cứ việc gì, ta cũng phải luôn giữ ở mức trung hòa, không thái quá. Mọi việc ở đời phải xử sự dựa trên nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Chỉ có người như vậy mới thật sự là quân tử chân chính.

Đạo trung dung dạy con người ta sống công bằng, không mang theo tình cảm cá nhân khi làm việc

Bài học từ sách Cổ học tinh hoa

Tập sách Cổ học tinh hoa được nhà văn Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân xuất bản năm 1925. Sách được 2 tác giả biên soạn dựa trên các tác phẩm Hán học kinh điển. Họ đã giúp ta đúc kết và lưu giữ rất nhiều bài học quý báu từ người xưa để lại. Một trong những bài học quý phải kể đến đó là “đạo trung dung”. 

Học đạo trung dung từ sách Cổ học tinh hoa

Đúng theo tinh thần trung dung, sách khuyên con người phải coi trọng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Dù ở bất kỳ thời đại nào thì ý nghĩa của 5 điều này vẫn mãi nguyên vẹn. Không những phải học tập mà ta còn phải làm sao để phát huy chúng một cách tốt nhất. Việc thấu hiểu và nghiêm túc thực hiện chúng sẽ giúp ta trau dồi đạo đức tốt hơn. Sách cũng chỉ ra cho ta cách làm người sao cho phù hợp với những chuẩn mực của xã hội. Thêm nữa, các tác giả khuyên ta nên hiểu hết về bản thân mình. Chỉ có như vậy, ta mới có tâm thế thoải mái nhất để nhìn nhận vấn đề.

Vai trò của “trung dung” với cuộc sống

Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói “ Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Điều này cho thấy đạo đức quan trọng như thế nào đối với mỗi người. Dù có tài đến mấy mà không có đạo đức thì cũng không thể làm được việc lớn. Điều này cũng cho thấy, trung dung giữ vai trò rất quan trọng trong xã hội. 

Ngày nay, người ta thường mải mê kiếm tiền mà quên mất đi việc tu dưỡng đạo đức. Chính vì vậy, có những sai lầm thường xuyên xảy ra và nhiều người phải trả giá. Đã đến lúc mỗi người cần nhìn lại bản thân mình. Để thấy được ta đã thực sự tu dưỡng được tâm tính chưa. Hãy giữ đạo trung dung để luôn ứng xử phù hợp dù trong bất cứ trường hợp nào. Điều này sẽ góp phần rất lớn cho sự thành công trong công việc và cuộc sống mỗi người. 

Chắc chắn đạo trung dung là không thể thiếu đối với mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc giữ đạo và phát huy nó sẽ góp phần giúp cho xã hội tốt đẹp hơn. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng và gìn giữ những chuẩn mực đạo đức.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận