Nhân đức là cơ sở của thảnh thơi: Sống không thẹn với đời, lòng bình yên an lạc

Đời người, ai chẳng mong mình được sống một đời an lạc, thảnh thơi, ung dung. Thế nhưng mấy ai đạt được nguyện vọng này? Và phải chăng để được sống thảnh thơi là quá khó khăn? 

Người xưa từng có câu “nhân đức là cơ sở của thảnh thơi”. Nếu hiểu được hàm ý trong câu răn này, bất kỳ ai cũng đều có thể tìm thấy cho mình con đường để có thể thong thả ung dung mà sống một đời. Bởi thảnh thơi chẳng ở đâu xa, khi lòng ta không thẹn, ta sống trọn vẹn với đời thì tự tâm ta bỗng nhẹ tựa lông hồng, bình yên, thư thả. 

Nhân đức là cơ sở của thảnh thơi

Cổ nhân dạy rằng: “nhân đức là cơ sở của thảnh thơi”. Lời người xưa chẳng bao giờ thừa thãi. Bởi chúng đã được đúc kết, chắt lọc từ kinh nghiệm sống của biết bao thế hệ. Người xưa đã đi, đã thấy, đã học hỏi để rồi góp nhặt, đúc kết và để lại cho hậu nhân những gì tinh hoa nhất. 

Tại sao lại nói “nhân đức là cơ sở của thảnh thơi”? Ai trong đời này có lẽ cũng đã từng một lần mong được sống yên bình, thong dong và tự tại. Thế nhưng đã mấy ai đạt được điều này? Giữa nhịp sống hiện đại, ta cứ không ngừng bị danh lợi cuốn đi. Để rồi một ngày kia, dù đã giàu có, dù vật chất đã đủ đầy nhưng tâm ta vẫn nặng nề, trì trệ và trống rỗng. Và ta chợt nhận ra, ta chỉ thảnh thơi khi ta không thẹn với đời, ta sống toàn tâm và lòng đầy nhân đức.  

Nhân đức là cơ sở của thảnh thơi, là bài học cổ nhân truyền lại cho muôn đời

Ta cũng nhận ra rằng, hạnh phúc của một người không đến từ những thứ vật chất xa hoa mà ta vẫn theo đuổi bấy lâu. Một người, muốn nhận được sự kính trọng, nể phục của người đời thì tài sản, tiền bạc không phải là chính yếu. Dù không giàu có, nhưng nếu bạn sống nhân đức, tu tâm tu thân thì vẻ đẹp từ bên trong con người sẽ tỏa sáng và được mọi người chạm đến. Khi ta sống đẹp, sống chan hòa, tâm trí ta thảnh thơi và cuộc đời ta an lạc. 

Dùng một đời tu thân để lòng luôn an lạc 

Hiểu được rằng nhân đức là cơ sở của thảnh thơi là ta đã chạm tới được mục đích của đời người. Rằng để có một cuộc đời ý nghĩa, việc ta cần làm nhất chẳng phải là tu thân dưỡng đức đấy sao? 

Để trở thành một người hiểu lễ nghĩa, sống nhân đức ta chẳng còn cách nào khác ngoài việc nghiêm túc tu thân. Và quá trình tu thân có thể sẽ diễn ra suốt một đời người. Ta phải không ngừng học tập, rèn luyện để tâm hồn mình luôn đi đúng đường, sống tốt đẹp và không bao giờ làm điều gì hổ thẹn.

Có rất nhiều con đường tu thân. Ta có thể học hỏi từ những người xung quanh, đúc kết từ những vấp ngã trong đời hay học tập thông qua đạo lý của các bậc thánh hiền. Các bậc hiền nhân từ xa xưa đã chắt lọc và để lại cho đời sau rất nhiều đạo lý tốt đẹp, có thể vận dụng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chỉ cần biết cách tiếp thu và vận dụng, chẳng mấy chốc mà ta thấu hiểu và biết cách để tâm mình luôn an lạc và thảnh thơi. 

Tu Thân – Thánh Hiền Thư là cuốn sách tu thân mà mọi người nên đọc

Nhân đức là cơ sở của thảnh thơi, hiểu được đạo lý ấy ta ắt biết cách để đời mình luôn an lạc. Bởi an lạc nào ở đâu xa, khi tâm ta không thẹn, ta sống không uổng với đời thì đời ta tự khắc sẽ thảnh thơi. 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận