Tìm hiểu về gốc rễ của tu thân xử thế từ xa xưa

Có thể chúng ta đã nghe rất nhiều về tu thân nhưng ít người biết được gốc rễ của tu thân xử thế. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tu thân, mỗi quan điểm đều có nét đặc trưng riêng và vẫn được duy trì đến nay. Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này, chúng ta cần phải có được một nguồn thông tin tổng hợp tóm gọn và chính xác. 

Tu thân là gì?

Gốc rễ của thu thân xử thế bắt nguồn từ rất xa xưa. Đến nay, tại mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa đều có một cái nhìn nhận khác biệt về tu thân. Đa số, người ta thường nghĩ tới những quan điểm tu thân của Trung Quốc hoặc Ấn Độ. 

Phân tích ý nghĩa của từ tu thân, chúng ta tạm hiểu như sau: Tu là sửa sang, thay đổi để trở nên hoàn thiện, tốt đẹp hơn; Thân là chỉ bản thân mình cả về mặt bên ngoài và bên trong. Vậy tu thân nghĩa là sửa sang lại, rèn dũa lại bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Đây là một cách để con người trở nên phát triển hơn, có đạo đức hơn. Nhờ tu thân mà không chỉ chúng ta tốt đẹp mà còn kéo theo đó là sự phát triển tích cực của nhân loại.

Tu thân là rèn luyện mình trở nên tích cực, tốt đẹp hơn

Có thể nói, tu thân là một vấn đề rất đáng để nghiên cứu. Chúng ta có thể thấy gốc rễ của tu thân xử thế nổi bật nhất qua ba quan điểm của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Phật giáo là sự giác ngộ, là sự thoát tục khỏi trần thế. Nho giáo thì tập trung vào đạo đức. Còn Đạo giáo cho rằng tu thân là về với trạng thái nguyên sơ nhất của con người. 

Gốc rễ của tu thân xử thế theo các quan điểm khác nhau

Quan điểm của Nho giáo 

Quan điểm của Nho giáo về gốc rễ của tu thân xử thế là việc tu dưỡng đạo đức cá nhân mỗi con người. Tu thân được xem là điều trọng yếu tạo ra trật tự xã hội. Vì vậy, bất kỳ ai cũng phải tu thân. Tu thân nghĩa là làm theo lẽ phải, trở nên có đức hạnh và tri thức thông tuệ. 

Nho giáo dùng tu thân để phân chia loại người

Nho gia cho rằng, con người sinh ra ngu muội. Vì vậy phải tu dưỡng tâm tính mới có thể thành đạo. Nho giáo đã đặt ra những điều cơ bản trong tu thân là “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Việc tu thân xử thế phải liên tục trau dồi và từ đó để phân cấp con người thành người quân tử và kẻ tiểu nhân. Thông qua giáo dục để dạy con người cách tu thân, sau đó áp dụng vào đời sống. 

Quan điểm của Phật giáo

Gốc rễ của tu thân xử thế trong Phật giáo là làm điều thiện. Phật giáo hướng chúng ta tới những điều thanh thoát, nên việc tu thân là đọc nhiều kinh, sửa các nết hạnh của mình. Trong xử thế phải ăn nói thành thật, cư xử ôn hòa và có sự chân thành. Trong hành xử phải có sự từ bi, cảm thông và nhân hậu.  Nếu tu thân như vậy thì xã hội sẽ trở nên thái bình, an ổn. Vì vậy, có thể quy tu thân trong Phật giáo là thiện từ tâm. 

Phật giáo khuyên ta nên năng làm điều thiện

Quan điểm của Đạo giáo

Đạo giáo là có quan điểm khác biệt nên gốc rễ của tu thân xử thế cũng sẽ có phần khác biệt. Đạo giáo cho rằng con người sinh ra là điều hoàn hảo nhất, thiện lành nhất. Nêu việc tu thân là duy trì sự thiện lành và tốt đẹp đó. Tu thân trong đạo giáo không chỉ quan tâm đến bên trong mà còn quan tâm tới cả sức khỏe con người. Phải dưỡng thân theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kết hợp với đó là dưỡng các đức tính như siêng năng, trung thành, nhân hậu,… Khi tu thân tới một mức độ sẽ được nhập Đạo, tức là ngoại bất xuất, nội bất nhập. 

Đạo giáo cho rằng tu thân là gìn giữ những điều tốt đẹp nhất thuở sơ khai của con người

Tổng kết

Gốc rễ của tu thân xử thế quy về chung là hướng con người tới những điều tốt đẹp, cách cư xử đúng đắn. Để hiểu thêm và rèn luyện bản thân, các bạn có thể bắt đầu bằng cách nạp thêm trí thức hoặc những thông tin tích cực. Một số cuốn sách đến từ đơn vị Sbooks như: Dưỡng tâm giàu cóCổ học tinh hoaTrí tuệ của người xưa; Đạo lý người xưa;…. sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho hành trình tu thân của bạn. Trùm sách tin rằng, nếu bạn có đủ kiên định thì việc tu thân nhất định sẽ có thành quả tốt đẹp

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận