Tu thân xử thế là một bài học dài mà chúng ta phải dành cả đời người để học và làm. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc tu thân này trong thời xa xưa. Đến nay, những quan niệm về tu thân phổ biến nhất có thể kể đến như của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Hãy cùng Trùm sách tìm hiểu phép tu thân trong Phật giáo được hiểu như thế nào nhé!
Nội dung bài viết
Tu thân xử thế là gì?
Tu thân xử thế là tu dưỡng bản thân để có thể cư xử đúng đắn với đời. Tu mang nghĩa chính là tu tạo lại, sửa mình, chuyển hóa trở nên tốt hơn. Tu cũng có nghĩa là sống khắt khe, học tập theo một tín ngưỡng nào đó. Thân để chỉ phần xác hồn, cũng để chỉ hình hài của con người hoặc động vật.
Tu thân là việc học tập, rèn luyện, chú tâm để sửa đổi hình hài và thân tâm trở nên tốt đẹp hơn. Là cách mà con người tu dưỡng, tiến bộ tích cực về mặt đạo đức. Tu thân xử thế còn mang ý nghĩa là từ bỏ lối sống buông thả, tầm thường để ép mình vào đúng giới luật.
Những điều cần biết để có thể tu thân xử thế trong Phật giáo
Ghi nhớ tứ ân
Phật giáo dạy cách tín đồ của mình trong tu thân xử thế trước tiên phải tu thân xử kỷ. Tức là dứt bỏ những thứ hủ bại để gìn giữ văn hóa tốt đẹp. Người tu phải biết đến bốn trọng ân – tứ ân mà không bao giờ đền đáp được:
- Ân tổ tiên cha mẹ: Người không có hiếu đạo thì sẽ bị người đời khinh bỉ, xa lánh. Vì vậy, phận là con cháu phải biết chăm lo nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, để cho họ luôn yên lòng
- Ân đất nước: Con người sinh ra và sống được là do giang sơn đất nước nuôi lớn từng miếng ăn, ngụm nước uống. Đất nước không phải tự nhiên mà có, đất nước do công lao khai khẩn, tranh giành, bảo vệ của những người đi trước. Việc tiếp nối bổn phận bảo vệ đất nước, giúp đất nước giàu mạnh là điều tất nhiên
- Ân Tam Bảo: Tam bảo bao gồm: Phật, Pháp, Tăng. Tam Bảo giúp chúng sanh thoát khỏi chấp mê bất ngộ, học hỏi được nhiều bài học chân chính.
- Ân đồng bào và nhân loại: Chúng ta không thể sống một mình cô độc trên thế giới, nên phải biết hơn đồng bào và nhân loại, giúp đỡ họ những lúc khó khăn.
Tránh xa tam nghiệp, thập ác
Tu thân xử thế theo Phật giáo phải tránh xa tam nghiệp và thập ác. Tam nghiệp gồm: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Thập ác là: sát sanh, đạo tặc, tà dâm, lưỡng nghiệt, ỷ ngôn, ác khẩu, vọng ngữ, tham lam, sân nộ, mê si. Tam nghiệp – Thập ác đề là những cái xấu xa do con người tạo ra. Nếu không khắc phục bản thân tránh xa khỏi những điều ác nghiệt thì không thể tịnh tâm, cuộc sống không an ổn và có nhiều những giận hờn, gây gổ.
Làm theo tám điều chánh đạo
Tránh xa tam nghiệp – thập ác thì còn phải làm theo bát chánh đạo mới đạt đến yêu cầu của tu thân xử thế. Tám điều chánh đạo gồm: Xem đúng theo sự thật; Tư tưởng chân chính; làm việc chính đáng, ngay thẳng; Tín ngưỡng chân chính; Sinh mạng chân chính, trong sạch; Lời nói chân thật; Ghi nhớ sự chân thành; Suy nghĩ chân chính.
Những điều chính đạo này khuyên người nên sống với phán đoán tường tận, không được gây thiệt hại cho người khác, tư tưởng hướng đạo thiện và có đức tin chân chính. Làm theo những điều này thì chúng ta sẽ tìm được sự an lạc tại tâm
Làm thế nào để có thể tu thân trong xã hội hiện đại ngày này
Tu thân xử thế trong xã hội hiện nay là một vấn đề đã ít được đề cập tới. Nhưng đây lại là một vấn đề không thể bỏ qua. Mỗi chúng ta đều phải tu thân để mình trở nên tốt đẹp hơn.
Có rất nhiều cách để sửa đổi bản thân tốt hơn như: tập thiền, đi chùa, đọc sách, nghe postcard,… Điều chúng ta cần là một khoảng lặng để tự rèn giũa bản thân trong xã hội bộn bề, nhiều cám dỗ này.
Trùm sách giới thiệu tới các bạn những cuốn sách nuôi dưỡng tâm thiện: Dưỡng tâm giàu có; Cổ học tinh hoa; Trí tuệ của người xưa; Đạo lý người xưa;….Mỗi cuốn sách đều có bài học ý nghĩa giúp chúng ta khơi dậy tâm trí và sống tích cực hơn.
Cuối cùng, tu thân xử thế là vấn đề muôn thuở, dù trong xã hội bộn bề và vội vã thì ta cũng không được quên dưỡng tâm trong sáng, hướng tới điều thiện.